Lòng tốt sẽ luôn tồn tại trong cuộc đời này

 

– Anh không dám để mấy đứa thanh niên làm việc này đâu cô ạ. Chúng nó còn trẻ, còn cả cuộc đời ở phía trước, còn lấy vợ, sinh con, … Để chúng nó trèo, lỡ sảy chân sảy tay một cái thì mình ân hận. Anh có tuổi rồi nhưng làm việc này đã quen, mình cẩn thận chứ không ẩu như bọn trẻ nên không ngại.

 

Hôm qua, bạn Ngân Hà Trần có hỏi tôi: “Em muốn biết chị nghĩ gì về lòng tốt, trong thời điểm hiện tại, giữa muôn trùng cái xấu bủa vây?” Tôi đã trả lời không hề do dự “Chị tin rằng lòng tốt sẽ luôn tồn tại và cũng sẽ luôn được ủng hộ.”

Giúp đỡ người khác là một cử chỉ cao đẹp, tuy nhiên cần phải đúng cách! (Ảnh: Getty Images)
Ảnh minh hoạ (Getty Images)

Tôi đã có cơ hội may mắn gặp được rất nhiều người tốt và lòng tốt của họ khiến cho tôi nghĩ rằng không bao giờ nên mất hy vọng vào con người, vào cuộc đời này, cũng như không thể đánh mất hy vọng vào tương lai.

 

Sau đây là câu chuyện về một người trong số đó (bài đã đăng trên facebook và sau đó được đăng báo vào đúng ngày mùng 1 Tết năm ngoái – cũng là một trong những bài viết ngắn của tôi được nhiều người like và share nhất – chứng tỏ điều tốt và người tốt vẫn luôn khiến cho người ta xúc động).

Và tôi cũng tin tưởng rằng để lòng tốt có thể tiếp tục tồn tại và sinh sôi, chúng ta cần phải giữ vững niềm tin rằng lòng tốt vẫn luôn ở xung quanh chúng ta và chúng ta phải hết sức cố gắng để ủng hộ người tốt và điều tốt …

Chúng nó còn cả cuộc đời ở phía trước

Sau khi gia đình tôi trồng hai cây phượng hồng trước cửa, bà con trong ngõ cũng tiếp tục trồng thêm nhiều cây xanh trước cửa các ngôi nhà. Nhà trồng cây sấu, cây ngọc lan, nhà trồng cây xoài, cây long não, cây sung. Hai cụ sống ở căn nhà đối diện với gia đình tôi thì trồng thêm hai cây phượng hồng. Chẳng mấy chốc, ngõ phố nơi tôi ở đã có hai hàng cây trên hè do các gia đình tự trồng, trong đó có bốn cây phượng hồng đặc biệt.

Hầu như tất cả số cây này đều do bác chủ vườn ươm, người bán cho tôi hai cây phượng hồng, cung cấp và trồng có bảo hành đến khi cây sống khoẻ.

Bác Thiện (tên của bác chủ vườn ươm) là người rất yêu cây và có tinh thần trách nhiệm. Trồng cây sống khoẻ mới lấy hết tiền theo hợp đồng đã đành rồi, nhiều năm sau khi trồng bác vẫn thỉnh thoảng ghé qua ngõ chúng tôi, ngó hai hàng cây xanh bác đã trồng năm nào, và tư vấn cho các gia đình trong ngõ cách chăm sóc cho cây phát triển tốt hay nở hoa, hoặc cách chữa sâu bệnh cho cây. Nhà tôi có cây hoa giấy xanh mướt lá và chẳng chịu ra hoa (do ông ngoại chăm tưới quá), bác ghé qua thấy thế bèn miệng hướng dẫn tay cầm kéo cắt tỉa luôn cành lá của cây cho ông. Ông ngoại vì thế rất quý bác, lần nào thấy bác đi qua hay trồng cây cho nhà ai đó trong xóm là ông lại mời bác vào nhà chơi, uống nước và nói chuyện về cây, về hoa.

Vài năm sau khi trồng, cây cối trong xóm bắt đầu vươn cành, xoè lá. Cây cối sum suê quá nên cần phải cắt tỉa bớt cành lá cho đỡ vướng vào xe cộ đi lại. Các gia đình trong xóm bắt đầu lục tục gọi cho bác Thiện để nhờ bác xử lý giúp vụ cắt tỉa cành lá cho cây.

Hôm ấy, tôi hẹn bác cho thợ đến để tỉa bớt cành cho hai cây phượng hồng. Đến giờ hẹn, bác và một cậu thanh niên chừng 18-19 tuổi đem đồ nghề đến để chặt cành. Hai cây phượng cành lá xoè rộng, vươn cả sang bên nhà hàng xóm đối diện bên kia đường.

Khi công việc bắt đầu, tôi ngớ người khi thấy bác Thiện thoăn thắt trèo lên thang và …bắt đầu chặt cành, trong khi chú thợ trẻ đứng dưới giữ chắc chiếc thang dựa vào cây. Thấy bác chủ vườn đã hơn 50 tuổi trèo lên những cành phượng cao hơn, tôi hơi lo ngại nói với bác:

– Sao bác không để chú thợ trẻ trung, nhanh nhẹn trèo và chặt cành cho? Tuổi bác mà trèo vậy em sợ không được an toàn (ý tôi là bác có tuổi rồi không thể làm việc này khéo léo và chính xác như những người thợ trẻ).

Dừng tay để lau mồ hôi trên mặt, bác chủ vườn cười khà khà giải thích với tôi:

– Anh không dám để mấy đứa thanh niên làm việc này đâu cô ạ. Chúng nó còn trẻ, còn cả cuộc đời ở phía trước, còn lấy vợ, sinh con, … Để chúng nó trèo, lỡ sảy chân sảy tay một cái thì mình ân hận. Anh có tuổi rồi nhưng làm việc này đã quen, mình cẩn thận chứ không ẩu như bọn trẻ nên không ngại.

Tôi lặng người, bàng hoàng vì lời giải thích của bác Thiện. Như bất kỳ một người bình thường nào, tôi cũng đã nghĩ rằng việc người chủ giao một việc khó khăn cho người thợ của mình làm là điều bình thường. Vậy mà hôm ấy, bác chủ vườn đã cho tôi một bài học khác – bài học về sự trân quý sinh mạng của người khác và cho họ cơ hội để sống cuộc đời của mình một cách trọn vẹn.

Mắt tôi tự nhiên rưng rưng. Giá như người chủ lao động nào cũng như bác Thiện, luôn nghĩ đến sinh mạng và sự an toàn của những người thợ, rằng họ còn trẻ, còn cả cuộc đời phía trước, thì sẽ bớt đi rất nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm trên các công trường, xí nghiệp, để lại những gia đình đau đớn, tan nát vì mất đi trụ cột chính, mất đi người cha, người chồng, người con yêu dấu của mình …

PS: Tôi còn biết rằng bác Thiện cũng tự đảm nhiệm việc phun thuốc bảo vệ thực vật mà ko để các công nhân trẻ làm. Bác bảo chúng nó còn sinh con đẻ cái, nếu tiếp xúc nhiều với thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng con cái, giờ mình già rồi không sinh đẻ nên mình làm việc này…

Facebook Mai Phạm

  Khám Phá Thế Giới
Nội – Ngoại Thất
Chính sách Kinh Tế
Hồ sơ Doanh Nghiệp
Tin Tức Giáo dục
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>